Những xét nghiệm cần thiết dành cho sản phụ trong thai kỳ

13/01/2023

Trong suốt thời gian mang thai, để đảm bảo cả mẹ và bé luôn được khỏe mạnh thì việc thực hiện các loại xét nghiệm là điều vô cùng cần thiết. Nhiều mẹ bầu nghĩ chỉ cần thực hiện siêu âm một vài lần là đủ. Nhưng để biết được tình trạng phát triển của con mình, sàng lọc và tầm soát những dị tật không mong muốn thì lại cần nhiều hơn như thế. Vậy trong quá trình mang thai mẹ bầu nên nhớ và thực hiện những loại xét nghiệm nào, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc dành cho sản phụ

sản phụ
Các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc dành cho sản phụ

Xét nghiệm máu

Tuy xét nghiệm máu không phải là loại xét nghiệm bắt buộc đối với sản phụ nhưng nó lại có ý nghĩa quan trọng. Xét nghiệm máu giúp phát hiện các bệnh lý toàn thân cho mẹ bầu. Đồng thời phát hiện các nguy cơ xấu có thể gặp phải trong khi mang thai và trong lúc sinh.

Việc xét nghiệm máu sẽ giúp xác định sản phụ thuộc nhóm máu nào (nếu chưa biết), về tình trạng sinh hóa máu, các bệnh truyền nhiễm,… Để nếu thai phụ bị xuất huyết nhiều khi mang thai sẽ tìm được nhóm máu để truyền.

Thời điểm mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu là trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ.

Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Mẹ bầu bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV, lậu, giang mai,… có thể truyền sang cho con trong lúc mang thai hoặc sinh nở. Do đó, xét nghiệm trước khi sinh là điều nhất định phải thực hiện. 

Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ 

Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ là biện pháp cần thiết giúp phát hiện sớm bệnh lý tiểu đường. Từ đó lên kế hoạch quản lý đường huyết. Từ đó có các biện pháp ngăn chặn để đảm bảo an toàn tối đa cho bé và mẹ.

Mẹ bầu nên đi xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ vào tuần thứ 24 – 28. Đặc biệt, trước ngày đi xét nghiệm, mẹ bầu nên nhịn ăn sau 8h tối tới 9h-11h trưa hôm sau. Chú ý uống đường theo quy định và lấy máu tĩnh mạch của bác sĩ.

Xét nghiệm Streptococcus B

Xét nghiệm Streptococcus B được tiến hành ở giữa tuần 33 – 35 của thai kỳ. Liên cầu nhóm B là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn. Chúng có thể được tìm thấy trong trực tràng hoặc âm đạo của sản phụ. Do đó, đây là xét nghiệm trước khi sinh quan trọng phải thực hiện. 

Xét nghiệm Toxoplasma (Toxoplasmosis)

Toxoplasmosis là bệnh lý nhiễm trùng ký sinh có thể gây ra một số triệu chứng như cúm. Hầu hết các biểu hiện đều không phát triển. Toxoplasmosis có thể lây truyền sang thai nhi. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây thai lưu hoặc sảy thai dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Do đó, mẹ bầu cần được kiểm tra kháng thể Toxoplasmosis trong lần khám thai đầu tiên để bác sĩ có thể phát hiện và xử lý kịp thời. 

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Từ tuần thứ 20 trở đi của thai kỳ mẹ bầu nên thực hiện thêm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Việc xét nghiệm này có rất nhiều tác dụng, giúp phát hiện được rất nhiều loại bệnh phổ biến như viêm âm đạo, tiền sản giật, đái tháo đường, viêm đường tiết niệu,…nhằm kiểm tra sức khỏe tổng thể cho mẹ bầu.

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B

Một loại xét nghiệm khác mà sản phụ nên thực hiện trong khoảng tuần thứ 35 – 37 của thai kỳ đó chính là xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Xét nghiệm này có ý nghĩa giúp phòng chống viêm nhiễm giai đoạn sớm, đặc biệt là nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi – các bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng thường mắc ở trẻ sơ sinh.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test

Sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi, nhất là các dị tật liên quan đến nhiễm sắc thể. Theo đó, phương pháp sàng lọc bằng Double Test giúp phát hiện các hội chứng thường gặp ở thai nhi như Down (NST số 21) và  Edwards (NST số 18). Thời gian tốt nhất để thực hiện Double Test là tuần thứ 11 đến tuần 13.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple Test

Triple Test là loại xét nghiệm giúp kiểm tra các rối loạn liên quan đến nhiễm sắc thể. Điều này giúp bác sĩ chẩn đoán xem liệu thai nhi có nguy cơ bị rối loạn nhiễm sắc thể hay không. Nên đây cũng là 1 loại xét nghiệm quan trọng mà sản phụ không nên bỏ qua. 

Triple Test sử dụng bộ chất xét nghiệm dùng để phân tích dị tật là từ máu của mẹ bầu. Nên nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến cả mẹ và bé.

Thời gian lý tưởng nhất để thực hiện xét nghiệm Triple Test là trong khoảng tuần thứ 15 đến tuần 20 của thai kỳ.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Nipt

Phương pháp sàng lọc trước sinh NIPT có thể được thực hiện từ tuần thứ 9 trở đi. Đây là phương pháp sàng lọc dị tật không xâm lấn tiên tiến nhất hiện nay.

Công nghệ NIPT vô cùng hiện đại có khả năng phân tích cấu trúc ADN tự do của thai nhi. Từ đó phát hiện được rất nhiều loại dị tật phổ biến. Nhất là những bất thường của nhiễm sắc thể. Đặc biệt, đây là phương pháp cho kết quả nhanh và độ chính xác lên tới 99%.

Monitoring sản khoa

Monitoring sản khoa là loại xét nghiệm có khả năng ghi lại đồng thời hoạt động của cơn co tử cung và nhịp tim của thai nhi. Thông qua đường biểu diễn CTG (Cardiotocography), bác sĩ sẽ phát hiện sớm được các bất thường về cơn co tử cung và tình trạng suy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Monitoring sản khoa nên được thực hiện vào giai đoạn cuối của thời kỳ. Trong đó thì tuần thứ 36 là thích hợp nhất.

Xét nghiệm CMV

Virus Cytomegalo gây ra bệnh nhiễm trùng bào thai CMV. Nếu chị em mắc bệnh trong quá trình mang thai có thể lây sang cho con. Trẻ sơ sinh có thể gặp những biến chứng nặng nề khi bị nhiễm CMV từ mẹ. Ví dụ như bệnh vàng da, lách to, điếc, sọ nhỏ, chậm phát triển trí tuệ,… Trong thai kỳ, xét nghiệm CMV có vai trò rất cần thiết. Bác sĩ có thể xác định được tình trạng nhiễm trùng bào thai và dấu hiệu bị bệnh của mẹ bầu. 

Ý nghĩa của việc sàng lọc, xét nghiệm trước khi sinh

Sàng lọc, xét nghiệm trước khi sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Kiểm tra, sàng lọc, xét nghiệm trước khi sinh trong thai kỳ sẽ chỉ ra những vấn đề sức khỏe của mẹ bầu:

  • Nhóm máu.
  • Thiếu máu, tiểu đường thai kỳ hoặc những bệnh lý khác.
  • Ung thư cổ tử cung hay các bệnh về đường tình dục.
  • Hệ miễn dịch với một số bệnh.

Ngoài ra, sàng lọc, xét nghiệm trước khi sinh còn giúp bác sĩ biết được tình hình sức khỏe của cả mẹ và thai nhi:

  • Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và em bé.
  • Các thông số của thai nhi như tuần thai, giới tính, kích thước và vị trí trong tử cung. 
  • Kiểm tra xem thai nhi có đang bị hoặc đối mặt với nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh, di truyền,… hay không.

Bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, dị tật bẩm sinh cũng có thể xảy ra với bé. Do đó, xét nghiệm sàng lọc đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp phát hiện những dị tật ở thai nhi từ sớm cũng như các bệnh lý của mẹ bầu. Điều này hỗ trợ con yêu ra đời thuận lợi, khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị một số bệnh về sau và nâng cao chất lượng nòi giống. 

Những lưu ý cho mẹ bầu khi thực hiện xét nghiệm trước khi sinh

Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm trước khi sinh:

  • Chủ động tìm hiểu trước để có những kiến thức cơ bản về việc xét nghiệm trước khi sinh.
  • Chuẩn bị tâm lý thật sẵn sàng, thoải mái.
  • Chẳng may nhận kết quả không tốt, mẹ bầu hãy bình tĩnh lắng nghe tư vấn của bác sĩ.

Xét nghiệm trước khi sinh hết bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm trước khi sinh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể gồm có: phương pháp thực hiện, gói xét nghiệm mẹ bầu đăng ký, điều kiện tại cơ sở y tế, trình độ của bác sĩ,… Do đó, tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính, thai phụ hãy chọn dịch vụ xét nghiệm trước khi sinh với mức giá phù hợp. Sản phụ có thể tham khảo chi phí của một số hình thức xét nghiệm, sàng lọc dưới đây:

  • Siêu âm độ mờ da gáy dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/lần.
  • Xét nghiệm Double Test dao động từ 400.000 – 1.000.000 đồng/lần.
  • Xét nghiệm Triple Test dao động từ 450.000 – 1.000.000 đồng/lần.
  • Chọc ối và sinh thiết nhau thai có chi phí dao động từ 2.500.000 – 10.000.000 đồng/lần.
  • Sàng lọc không xâm lấn NIPT có mức giá dao động từ 9.500.000 – 13.500.000 đồng/lần.

Lưu ý, những chi phí trên chỉ mang tính tham khảo. Mỗi cơ sở y tế sẽ đề ra mức giá khác nhau.

Trên đây là các loại xét nghiệm quan trọng mà mẹ bầu nên thực hiện trong thời kỳ mang thai nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính mình và con yêu được khỏe mạnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể nhấn vào nút đặt lịch khám để được Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thăm khám và tư vấn kĩ lưỡng.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN