TẠI SAO NÊN TIÊM PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG (HPV)?

07/01/2023

Vắc xin phòng HPV là gì?

vắc xin

Vắc xin phòng HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà. Nguyên nhân là do virus sinh u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus) gây ra; nhiễm ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, có liên quan đến bất thường cổ tử cung (gồm tổn thương tiền ung thư, ung thư), mụn cóc và bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn. HPV cũng có liên quan đến những ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ.

Con đường lây lan virus HPV

Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục: tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV.

Ngoài ra, virus này còn có thể lây truyền không qua đường tình dục như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót…

HPV cũng có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.

Có nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung?

Cho đến nay, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin phòng HPV khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV.

Bác sĩ khuyến cáo trẻ em trong độ tuổi 9-26 tuổi nên tiêm loại vắc xin này. Nhằm đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này.

vắc xin

Lịch tiêm HPV phòng ung thư cổ tử cung

Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những vắc xin thường xuyên khan hiếm. Hiện nay, ở nước ta đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV gồm: vắc xin Gardasil và Gardasil 9 (xuất xứ: Mỹ).

Vắc xin Gardasil giúp bảo vệ bạn khỏi virus HPV chủng 16 và 18 – được xem là nguy hiểm nhất. Bởi chúng có thể gây ra các căn bệnh như ung thư cổ tử cung, âm đạo và hậu môn. Ngoài ra, vắc xin cũng có tác dụng chống lại virus HPV chủng 6 và 11. Hai chủng virus này có thể gây ra bệnh mụn cóc sinh dục.

Vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 được xem là vắc xin bình đẳng giới. Vì có thể mở rộng đối tượng bảo vệ cả cho nam giới và nữ giới với khả năng bảo vệ khỏi 9 tuýp virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58, hiệu quả trên 94%

Các loại vắc xin
Loại vắc xin Gardasil (xuất xứ: Mỹ)Gardasil 9 (Mỹ)
Số chủng phòng ngừaPhòng 4 týp HPV (6, 11, 16 và 18)Phòng 9 tuýp virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58
Đối tượng tiêmTiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổiChỉ định tiêm chủng cho cả nam giới và nữ giới, từ 9 tuổi đến dưới 27 tuổi.
Lịch tiêm HPVGồm 3 mũi:Mũi 1: Lần tiêm mũi đầu tiên.Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2.Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:Phác đồ 2 mũiMũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổiMũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng.Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.Phác đồ 3 mũi (0-2-6)Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổiMũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 thángMũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 thángNgười từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:Phác đồ 3 mũi (0-2-6):Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổiMũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 thángMũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.Phác đồ tiêm nhanh:Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 thángMũi 3: cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.Trường hợp cam kết hội chẩn:Người từ tròn 27 tuổi đến < 46 tuổi.Mũi 2 và/hoặc mũi 3 tiêm > 1 năm so với mũi 1.
Tác dụngPhòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.

Tác dụng phụ của vắc xin phòng HPV

Nhiều người có thể chủng ngừa mà không gặp bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phản ứng phụ nhẹ đến trung bình sau khi chủng ngừa như:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm, quầng đỏ, đau hoặc sưng;
  • Sốt nhẹ;
  • Nổi mề đay;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Đau cơ;
  • Đau khớp;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Rối loạn dạ dày ruột: đau bụng, tiêu chảy;
  • Quá mẫn…

Gặp bác sĩ nếu bạn có biểu hiện của những triệu chứng trên.

Nếu chưa tiêm vắc xin, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm virus HPV nếu có các yếu tố sau:
  • Quan hệ tình dục không an toàn;
  • Quan hệ tình dục đồng giới;
  • Quan hệ nhiều bạn tình;
  • Tiếp xúc với mụn cóc;
  • Có hệ miễn dịch bị suy giảm;
  • Dinh dưỡng kém.

Tại Hà Nội, có rất nhiều cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng HPV. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn. Tiêm chủng tại đây, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc chu đáo với nhiều ưu điểm vượt trội.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN