Đau đáy chậu sau sinh – Những thông tin bạn cần nắm rõ

13/02/2023

Đau đáy chậu sau sinh là một trong những vấn đề phổ biến ở các chị em phụ nữ sau sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vùng chậu sau sinh, liên quan đến cả quá trình mang thai và sự chuyển dạ. Dưới đây là một số biện pháp giúp sản phụ giảm đau.

Đáy chậu là gì?

Đáy chậu là khu vực giải phẫu giữa niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ bàng quang và hậu môn. Ở phụ nữ, đáy chậu còn có cửa mình. Trong quá trình sinh, một số phụ nữ sẽ cần phải cắt tầng sinh môn để giúp em bé đi qua đường âm đạo dễ dàng hơn. Tuy nhiên điều này cũng khiến bà mẹ bị đau vùng đáy chậu sau sinh và cần một số biện pháp để giúp làm giảm đau.

đau đáy chậu
Đáy chậu là khu vực giải phẫu giữa niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ bàng quang và hậu môn

Nguyên nhân đau đáy chậu sau sinh

Đau vùng xương chậu sau sinh là một tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau xương chậu sau sinh. Nhưng dù với bất cứ nguyên nhân nào nó cũng mang đến sự khó chịu cho các mẹ.

Sinh thường qua đường âm đạo gây áp lực rất lớn lên đáy chậu. Vì phải giãn ra để đủ kích thước so với đầu của em bé đi qua.

Nếu bạn sinh thường mà không rách tầng sinh môn, đáy chậu của bạn có thể chỉ bị sưng hoặc đau đáy chậu. Bạn có thể sẽ cảm thấy ổn trong vòng một tuần hoặc thậm chí chỉ sau sinh một hoặc hai ngày.

Nhưng đáy chậu của bạn có thể bị rách khi sinh con hoặc bác sĩ sẽ cần phải rạch tầng tầng sinh môn để mở rộng đường hơn cho đầu của em bé đi qua. Những vết thương này có thể khá là đau trong quá trình lành.

Triệu chứng đau vùng đáy chậu sau sinh

Thời gian hồi phục và mức độ đau đáy chậu sau sinh mà mỗi người phụ nữ phải trải qua sẽ khác nhau tùy theo phương pháp sinh và tùy thuộc vào từng người và ca sinh.

Tuy nhiên đau đáy chậu sau sinh có thể được phân loại thành các trường hợp sau:

Sinh thường qua đường âm đạo không có vết rách:
  • Toàn bộ vùng đáy chậu và trực tràng sẽ bị sưng, phù nề sau khi sinh và cảm giác khó chịu ở khu vực này thường kéo dài trong khoảng ba đến năm tuần.
Vết rách âm đạo hoặc vết cắt tầng sinh môn:
  • vết thương có thể lành trong khoảng từ bảy đến mười ngày. Tuy nhiên, người phụ nữ sẽ cảm thấy đặc biệt đau và nhạy cảm trong ít nhất sáu tuần hoặc hơn.
Sinh mổ sau khi đã có chuyển dạ:
  • Tùy thuộc vào thời gian rặn đẻ và diễn tiến của cuộc chuyển dạ, người phụ nữ sẽ cảm thấy khó chịu sau khi sinh.
Đau xương chậu sau sinh do giãn khớp mu trong suốt những tháng cuối thai kỳ và quá trình rặn đẻ
  • Cũng có thể do quá trình rặn đẻ em bé ra ngoài, người phụ nữ xuất hiện bệnh trĩ và có thể là nứt hậu môn. Chúng mang đến cảm giác cực kỳ khó chịu. Thậm chí đau đớn nhưng sẽ lành lại nếu chăm sóc tốt theo thời gian.

Điều trị vùng đáy chậu sau sinh

Sau đây có thể là những cách được khuyến cáo giúp giảm đau đáy chậu sau khi sinh. Có thể áp dụng được ở cả những người phụ nữ sinh thường và mổ lấy thai:

Giữ gìn vết thương tầng sinh môn sạch sẽ
  • Rửa vết thương bằng nước ấm mỗi ngày và sau khi đi tiểu để nước tiểu không gây kích ứng vùng da bị tổn thương.
Chườm lạnh để giảm sưng và làm dịu vết thương.
  • Nên dùng găng tay phẫu thuật sạch để chứa đá bào hoặc miếng lót có túi chườm lạnh đi kèm.
  • Không nên băng bó vết thương quá kín vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tắm nước ấm
  • Tắm nước ấm, đặc biệt phần hông và mông, trong 20 phút. Lặp lại vài lần mỗi ngày hoặc chườm ấm sẽ làm dịu cảm giác khó chịu.
Sử dụng thuốc giảm đau
  • Có thể sử dụng thuốc gây tê cục bộ dưới dạng thuốc xịt, kem, thuốc mỡ hoặc miếng đệm được bác sĩ khuyến cáo để giảm đau xương chậu. Các thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen (Tylenol) cũng có thể có tác dụng.
Tránh gây áp lực
  • Giảm tì đè lên vùng đáy chậu bị đau. Nên nằm và ngủ ở tư thế nghiêng về một phía khi có thể và tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Ngồi trên gối, đặc biệt là gối có lỗ ở giữa thường dùng cho người bị trĩ. Chúng còn giúp siết chặt cơ mông của bạn trước khi ngồi.
Nới lỏng áo quần
  • . Các loại quần áo chật, đặc biệt là quần áo lót, có thể cọ xát và gây kích ứng vùng da vùng đáy chậu và làm chậm quá trình lành vết thương. Hãy để đáy chậu khô thoáng nhiều nhất có thể.
Tránh táo bón sau sinh
  • Nếu khó đại tiện là một vấn đề đang tồn tại do cảm giác đau thốn khi đi ngoài, hãy uống nhiều nước. Bạn cũng có thể thử bổ sung nhiều chất xơ hơn trong chế độ ăn. Điều này sẽ giúp phân mềm hơn.

Biện pháp giúp giảm đau vùng chậu sau sinh

phụ nữ sau sinh
Biện pháp giúp giảm đau vùng chậu sau sinh

Dưới đây là các cách có thể giúp vùng kín của bạn đỡ đau và nhanh liền vết thương. Để biết biện pháp nào phù hợp, bạn hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện:

  • Chườm một túi nước đá có lớp phủ mềm vào vùng đáy chậu ngay sau khi bạn sinh. Bạn nên thay một túi nước đá mới cứ sau vài giờ trong vòng 12 giờ hoặc lâu hơn.
  • Uống ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau. (Không nên dùng aspirin nếu bạn đang cho con bú.) Nếu bạn bị rách nhiều, bạn có thể cần dùng thuốc giảm đau kê theo toa.
  • Cân nhắc dùng thử thuốc xịt gây tê.
  • Thay băng vệ sinh sau khi bạn đi vệ sinh hoặc tắm rửa.
  • Sử dụng một chai rửa có đầu nhọn để đổ nước ấm vào đáy chậu trong khi bạn đi tiểu. Nước sẽ làm loãng nước tiểu của bạn để nước tiểu không tiếp xúc nhiều với da hoặc vết thương.
  • Tự lau khô từ trước ra sau để tránh đưa vi trùng từ trực tràng vào khu vực âm đạo.
  • Không nên ngồi trong thời gian dài trong khi đáy chậu của bạn vẫn còn rất đau.
  • Bắt đầu tắm ngồi (sitz baths) 24 giờ sau khi bạn sinh con.
  • Để vết thương tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt.
  • Bắt đầu tập Kegel vào ngày bạn sinh. Bài tập này giúp phục hồi trương lực cơ, kích thích tuần hoàn và tăng tốc độ chữa lành.
  • Nghỉ ngơi nhiều và không tham gia bất kỳ công việc không cần thiết nào.
Tham khảo website Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để trang bị cho mình thật nhiều kiến thức và tìm hiểu thật nhiều thông tin hữu ích về các vấn đề liên quan đến thai sản. Nếu có nhu cầu thăm khám, vui lòng nhấn đặt lịch khám ngay.

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN