Theo thống kê của ngành Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.400 – 1.800 trẻ mắc hội chứng Down (3 nhiễm sắc thể 21). 1.000 – 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh. Và 2.200 trẻ mắc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Những con số như một hồi chuông cảnh báo về tình trạng bệnh này. Sau đây là 6 nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh mẹ bầu nhất định phải biết.
Định nghĩa dị tật bẩm sinh là gì ?
Dị tật bẩm sinh hay còn gọi là rối loạn bẩm sinh được định nghĩa là bất thường về cấu trúc. Hoặc chức năng (ví dụ như rối loạn chuyển hóa bẩm sinh) xuất hiện từ lúc mang thai. Những rối loạn bẩm sinh này có thể được chẩn đoán trước sinh, sàng lọc sơ sinh. Hoặc muộn hơn ở giai đoạn trẻ nhỏ.
6 Nguyên nhân gây nên điều này ở trẻ
Thai phụ bỏ qua sàng lọc dị tật trước sinh
Nhiều thai phụ chủ quan nghĩ sức khỏe mình tốt, không khám sàng lọc tiền hôn nhân, không sàng lọc dị tật trước sinh đã để lại hậu quả đáng tiếc. Việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp phát hiện dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Mà còn giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giống nòi. Vì vậy, đây là việc làm cần thiết cần thực hiện trước sinh. Giúp các mẹ phát hiện được các bệnh lý, sinh con khỏe mạnh.
Thai Phụ Lớn Tuổi
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi và người bố từ 50 tuổi trở lên. Có nguy cơ sinh con mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh cao hơn những người ít tuổi.
Đối với người bố, từ 50 tuổi trở lên mặc dù vẫn còn khả năng sản sinh tinh trùng. Nhưng ở độ tuổi này, tinh trùng dễ bị lỗi (yếu, không có đuôi, dị dạng,…). Dẫn đến những bất thường gây nên bệnh di truyền cho thai nhi. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ được sinh ra khi người bố từ 40 tuổi trở lên. Có nguy cơ bị suy yếu não, chỉ số IQ thấp,… Gấp 6 lần so với những người bố sinh con trong độ tuổi 30.
Bố mẹ mắc bệnh di truyền hoặc tiền sử sinh con bị dị tật
Khi bố mẹ mắc bệnh di truyền hoặc khỏe mạnh. Nhưng trong gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh hoặc mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non, thai dị dạng… Thì khả năng cao những bệnh di truyền đó gặp ở thai nhi.
Cũng tùy vào những bất thường di truyền của bố mẹ. Mà xác định được xác suất thai nhi có thể mắc phải trước những hội chứng di truyền đó. Điều này có thể gây sảy thai, lưu thai. Hoặc thai nhi sinh ra sẽ có nguy cơ mắc phải những hội chứng dị tật bẩm sinh khi sinh ra.
Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai
Khi mang thai mẹ nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo,… Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ khiến trẻ dễ mắc các dị tật. Đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Mẹ bị đái tháo đường, Lupus ban đỏ trong thời gian mang thai. Cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh.
Thai phụ tiếp xúc với chất phóng xạ, chất độc hại khi mang thai
Việc mẹ bầu tiếp xúc với một số loại thuốc và các hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, rượu, thuốc lá và chất phóng xạ…) trong thai kỳ. Có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng. Và mắc dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, làm việc hoặc sống gần các khu vực chất thải. Lò luyện kim hoặc hầm mỏ cũng có thể là một rủi ro lớn.
Đặc biệt, mẹ bầu không biết mình mang thai mà vô tình chụp X – quang, tia X được xác định có thể gây dị tật thai nhi nghiêm trọng. Tại các phòng chụp X – quang thường có khuyến cáo rất rõ ràng người đang mang thai không được vào phòng chụp
Tự ý uống thuốc khi mang thai mà không có chỉ định của bác sĩ
Đây là nguyên nhân các mẹ bầu thường gặp nhất, khi ốm thường tự uống thuốc theo kinh nghiệm cho nhanh khỏi mà ít ai biết đó là sai lầm. Khi nào có những dấu hiệu bị ho, viêm họng, cảm cúm hay sốt khi đang mang thai thì mẹ bầu đều nên đi thăm khám để được điều trị và uống thuốc an toàn. Uống thuốc không chỉ định của bác sĩ có thể tác động rất xấu đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý uống thuốc trong thai kỳ mà không được sự cho phép của bác sĩ
Hi vọng với những chia sẻ trên các mẹ bầu sẽ có thêm kiến thức về các nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Hãy luôn chuẩn bị cho mình 1 nền tảng sức khỏe tốt cũng như thực hiện sàng lọc trước sinh, thăm khám đầy đủ để có hướng chăm sóc thai nhi phù hơp nhất. Chúc các mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh !
Xem them bài viết và đặt lịch khám tại Website :
Bệnh viện phụ sản Hà Nội – HANOI OBSTETRICS & GYNECOLOGY HOSPITAL