Sản dịch sau khi sinh là hiện tượng bình thường với các mẹ bầu. Nhưng hầu hết các mẹ bầu vô cùng cảm thấy khó chịu với cảm giác này. Cũng nhiều người lo lắng rằng sản dịch ra lâu và kéo dài mãi chưa hết. Liệu đó có phải tình trạng bất thường và có cần phải điều trị gì hay không ? Và sau sinh bao lâu thì hết sản dịch hay các vấn đề liên quan đến sản dịch sau sinh mổ ? Hãy cùng tìm hiểu tròn bài viết dưới đây nhé
Sản dịch sau sinh là gì ?
Sản dịch là dịch được tiết ra từ âm đạo của phụ nữa sau sinh. Nó bao gồm những mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung, cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau thai bám. Cộng them phần sót lại của nước ối và dịch tiết từ vết thương ở cổ tử cung, âm đạo
Sự thay đổi của lượng mà màu sắc của máu sẽ thay đổi sau nhiều ngày. Sản dịch những ngày đầu sau sinh thường có máu và có màu đỏ tươi. Đến khoảng ngày thứ 4, vết thương dần lành lại thì lượng máu sẽ ít dần và có màu hồng. Cuối cùng sau 10 ngày, sản dịch sau sinh chỉ còn màu vàng hay màu trắng. Bởi nó chỉ còn trong sản dịch là bạch cầu và mô niêm mạc của tử cung
Thông thường thì sản dịch sau sinh bổ nhanh hết hơn với sinh thường. Bởi vì trong quá trình mổ lớp nội mạc tử cung được bóc sạch hơn. Tuy nhiên sẽ không hẳn là như vậy vì còn tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Bên cạnh đó chết độ chăm sóc và vận động cũng ảnh hưởng rất lớn
Tình trạng này thường kéo dài bao lâu ?
Sau sinh bao lâu thì hết sản dich và cả sản dịch sau sinh mổ ? Như đã nói tuỳ vào thể trạng mà sau sinh bao lâu sẽ hết sản dịch. Nhưng bình thường sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Hoặc cũng có thể lên đến 40-45 ngày, màu sắc và sản dịch thay đổi theo thời gian. Cụ thể như sau :
- Những ngày đầu tiên : thường có màu đỏ sẫm vì xen lần với các cục máu đông. Và sản dịch thường sẽ ra nhiều nhất vào khoảng thời gian này. Nhiều mẹ bầu không cần phải lo lắng khi có máu đông. Hiện tượng này bởi vì nhau thai nhau thai còn xót lại trên cơ thể được đào thải ra ngoài.
- Sau 1 tuần đầu : sản dịch sau sinh đã đổi sang màu hồng nâu và phần máu đông sẽ dần ít đi. Có kích thước nhỏ hơn với những ngày đầu. Còn nếu bạn thấy lượng máu vẫn không khác gì những dịch ngày đầu thì có thể do đã vận động quá sớm. Bởi vậy cần hạn chế vận động
- Sau 3 tuần : sản dịch khi này sẽ không có màu hoặc cũng có màu vàng . Bởi nó chứa một lượng lớn bạch cầu và mô hoại tử. Bây giờ tử cung đang dần trở lại kích thước ban đầu và cơn co hồi tử cung cũng sắp kết thúc
- Sau 6 tuần: Một số sản phụ có thể bị ra ít dịch màu nâu, hồng hoặc trắng vàng cho đến 6 tuần sau khi sinh. Nó có thể xuất hiện với số lượng nhỏ hàng ngày hoặc chỉ thỉnh thoảng. Đây sẽ là giai đoạn cuối cùng của quá trình xuất hiện sản dịch.
Hiện tượng mà sản dịch được coi là bất thường
Nếu có những dấu hiệu sau bạn cần nên tìm đến bác sĩ để có cách điều trị
- Sản dịch có mùi lạ như mùi hôi khó chịu. Điều đó cảnh bảo có thể mẹ bầu có thể đã bị nhiễm trùng sau sinh
- Cơ thể bị sốt khiến cảm thấy ớn lạnh
- Sản dịch ra nhiều sau nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Bên cạnh đó vẫn có màu đỏ tươi không có sự thuyên giảm
- Tình trạng không hề thuyên giảm mà còn ra máu nhiều hơn, băng vệ sinh nhanh tràn đầy hơn mỗi giờ
- Ngay khi đã áp dụng chế độ nghỉ ngơi, máu sản dịch vẫn ra nhiều hơn 4 ngày
- Sản dịch máu đông xuất hiện thành từng cục vón nhỏ
- Cơ thể yếu, chóng mặt, rã rời
- Nhịp tim không đều, cũng có thể đập nhanh hơn bình thường.
Cách để nhanh hết sản dịch sau sinh
Ứ đọng sản dịch là nỗi sợ bởi cảm giác khó chịu đối với mỗi mẹ bầu khi hậu sinh. Nó gây ra nhiều cảm giác bất tiện bởi vậy cách nào để nhanh hết sản dịch sau sinh đặc biệt là sản dịch sau sinh mổ.
Để lượng sản dịch sau sinh nhanh ra hết, tử cung mau chóng hồi phục, rút ngắn quá trình hậu sản (sinh mổ lẫn sinh thường), bạn nên vận động nhẹ nhàng để giúp máu huyết lưu thông cho tử cung co bóp tốt nhằm đẩy hết sản dịch ra ngoài. Đồng thời việc cho bé bú thường xuyên cũng giúp tử cung co bóp hiệu quả.
Một số kinh nghiệm dân gian thường được áp dụng để nhanh bài tiết sản dịch ra ngoài như: uống nước chè vằng, ăn canh hoặc uống nước rau ngót, ăn canh trứng đậu phụ… được nhiều chị em áp dụng.
Cách chăm sóc mẹ bầu trong quá trình sản dịch hậu sinh
Chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý
Mẹ bầu cần phải tăng cường nghỉ ngơi để phục hồi cơ thể. Từ đó tránh để gặp những vấn đề hậu sản như nhiễm trùng, băng huyết, sa tử cung,… Tăng cười nghỉ ngơi tránh vận động quá sức. Sau sinh chỉ nên nghỉ ngơi trong 8 giờ đầu tiên. Sau đó chỉ được vận động nhẹ nhàng để giúp co dạ con lại, đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, rút ngắn quá trình hậu sản.
Bên cạnh đó cũng cần phải ăn uống đủ chất. Tăng cười đạm và canxi trong bữa ăn hang ngày.
Tránh dùng Tampon sớm
Để giảm những rắc rối của sản dịch, hãy dùng loại băng vệ sinh khổ lớn cho các mẹ mới sinh. Hạn chế dùng tampon tránh gây nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian 1 tháng rưỡi đầu tiên, đặc biệt đối với các mẹ sinh thường. Vì lúc này, tình trạng tử cung đang ở giai đoạn hồi phục, dễ nhiễm trùng.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân phải thật sạch sẽ
Bạn cần thay mới băng vệ sinh sau mỗi giờ, có thể hai giờ 1 lần trong ngày đầu, dần dần giãn ra 3 đến 4 giờ thay 1 lần. Luôn rửa sạch tay trước lẫn sau lúc thay mới băng vệ sinh. Bên cạnh đó, cố gắng sẽ tắm nhanh bằng nước ấm già ngày 1 lần giữ cơ thể luôn sạch sẽ và thoải mái.
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
Quần quá bó sẽ khiến sản dịch khó đào thải ra ngoài, hơn nữa, đối với những mẹ ra sản dịch nhiều, chẳng may dây bẩn ra quần thì đồ cũ sẽ giúp mẹ dễ bỏ đi khi không thể giặt sạch.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là sự lựa chọn hàng đầu được nhiều mẹ bầu tin tưởng dù sinh thường hay sinh mổ. Mẹ có thể liện hệ qua hotline hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng hơn.
Đọc thêm những bài viết khác :
Sinh non bao nhiêu tuần thì được coi là an toàn