Són tiểu sau sinh là tình trạng không hề hiếm gặp nhưng với những phụ nữ lần đầu làm mẹ, điều này rất khó chia sẻ. Tình trạng này có thể khiến quãng thời gian hồi phục sau khi vượt cạn và chăm sóc bé của mẹ thêm vất vả.. Thế nhưng, chỉ cần bạn hiểu nguyên nhân dẫn tới chứng này và biết cách khắc phục là có thể giảm nhẹ phần nào những khó chịu rồi đấy .
Són tiểu sau sinh là gì ?
Són tiểu là tình trạng rỉ nước tiểu ra bên ngoài mà tiểu không tự chủ. Bệnh này trong y học được gọi là tiểu không kiểm soát. Són tiểu không phải là một bệnh tuổi già. Nó có thể xảy ra với người già nhưng hoàn toàn không phải do tuổi tác gây ra. Bệnh són tiểu sau khi sinh không cũng không phải dấu hiệu của bệnh lý thực sự.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 50 triệu người mắc chứng bệnh này và cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 55 tuổi thì có từ 1 – 3 người bị bệnh. Trong số những người mắc bệnh thì có khoảng 20 – 50% số người bị són tiểu mức độ nặng.
Bệnh són tiểu gây ra những phiền toái khó chịu và khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti, xấu hổ. Không chỉ vậy, bệnh són tiểu còn khiến người bệnh cảm thấy mất vệ sinh. Và gây ra mùi khó chịu trên cơ thể. Tuy nhiên bệnh són tiểu hoàn toàn có thể chữa được.
Nguyên nhân gây ra són tiểu ở phụ nữ mới sinh
Các bác sĩ cho rằng chứng són tiểu sau sinh có liên quan đến nhiều yếu tố. Bao gồm cả yếu tố di truyền và phương pháp sinh con.
Cụ thể, phụ nữ sinh thường có nhiều nguy cơ bị tiểu són sau sinh hơn phụ nữ sinh mổ. Ngoài ra, nạn cũng có nguy cơ mắc chứng này cao nếu bạn:
- Thừa cân, Mang đa thai, Từng mang thai và sinh con
- Són tiểu khi mang thai hoặc trước đó
- Sinh thường nhưng người đỡ dùng kẹp để hỗ trợ sinh
- Sinh thường nhưng người đỡ dùng giác hút để hỗ trợ sinh
Ngoài những nguyên nhân trên, còn có lý thuyết cho rằng nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu rắt. Là do chấn thương trong quá trình sinh nở. Thế nhưng, cũng có ý kiến cho rằng bản thân quá trình sinh nở không gây són tiểu. Mà là do các cơ và cấu trúc hỗ trợ bàng quang gọi là sàn chậu bị tổn thương trong thai kỳ. Quá trình mang thai gây áp lực lên các cơ của sàn chậu, nơi hỗ trợ bàng quang. Các cơ này bị suy yếu do em bé ngày càng lớn. Và do áp lực trong quá trình sinh nở, dẫn đến việc kiểm soát bàng quang cũng bị ảnh hưởng.
Những biểu hiện của bệnh són tiểu
Bệnh són tiểu có thể xảy khi có bất cứ tác động nào lên bàng quang, dù là nhỏ. Người bệnh có thể bị rỉ nước tiểu khi cười, ho hoặc rặn, hắt hơi. Khi chạy nhảy hay mang vật nặng cũng có thể bị són tiểu. Có những người còn bị són tiểu khi đang giao hợp. Bởi vì mỗi tác động lên bàng quang đều có thể gây ra són tiểu cho người bệnh.
Ngoài những biểu hiện són tiểu, người bệnh còn có thể mắc chứng tiểu tiện bất thường. Người bệnh bị đi tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày. Tiểu đêm và đái dầm cũng là một biểu hiện của bệnh. Đôi khi nước tiểu tự trào ra và gây ra việc bị ướt quần cả ngày. Có khi người bệnh lại bị khó tiểu và phải rặn. Có lúc lại buồn tiểu khi vừa tiểu xong nhưng đi lại không ra giọt nào. Cảm giác buồn tiểu của người bệnh không rõ ràng.
Cách Khắc Phục Tiểu Gắt Sau Sinh
Việc điều trị chứng són tiểu sau sinh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, mức độ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và nguyên nhân gây ra chứng này. Tuy nhiên, có một số cách khắc phục bạn có thể tham khảo như sau:
- Tập các bài tập tăng cường cơ sàn chậu. Khi tăng cường các cơ sàn chậu hỗ trợ bàng quang, bạn có thể kiểm soát bàng quang tốt hơn.
- Dùng thuốc để giảm tiểu gấp và tần suất đi tiểu
- Phẫu thuật để hỗ trợ niệu đạo để giảm tiểu són
- Kích thích dây thần kinh để phục hồi các dây thần kinh kết nối với bàng quang
- Cách Ngăn Ngừa Tình Trạng Này Xuất Hiện
Cách phòng ngừa tình trạng này ở mẹ mới sinh
Để ngừa tiểu gắt, bạn cần bảo vệ sàn chậu khỏi những tổn thương có thể xảy ra trong thai kỳ. Cách bảo vệ sàn chậu hợp lý bạn có thể cân nhắc là tập thể dục. Trong thai kỳ, việc tập luyện thể chất thật ra rất tốt nếu bạn không thuộc những trường hợp đặc biệt cần tránh vận động trong thai kỳ. Tuy nhiên, để ngừa són tiểu sau sinh hiệu quả và bảo vệ bé yêu trong bụng, bạn cần tập tập theo hướng dẫn bác sĩ.
Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ vật lý trị liệu để được tư vấn các bài tập tập thể dục cụ thể tập trung vào sàn chậu thích hợp cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, việc duy trì các bài tập tăng cường cơ trọng tâm trong suốt thai kỳ cũng có thể có ích. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các bài tập yoga cho bà bầu phù hợp với mình.
Khi tập, bạn hãy lưu ý tránh các bài tập có tác động mạnh như động tác jumping jack hoặc nhảy dây vì những bài tập này có thể gây thêm áp lực lên sàn chậu.
Kết luận
Hi vọng với những chia sẻ trên, các mẹ sẽ có thêm thông tin và không quá lo lắng về tình trạng này. Bên cạnh đó bạn cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt từ việc uống đủ nước, không uống quá nhiều nước hay cà phê, bia rượu. Không để tình trạng táo bón kéo dài và bắt đầu chế độ giảm cân, ăn uống lành mạnh. Quan trọng hơn hết đó là tập việc nhịn tiểu và tập đi tiểu theo giờ
Xem them bài viết và đặt lịch khám tại Website :
Bệnh viện phụ sản Hà Nội – HANOI OBSTETRICS & GYNECOLOGY HOSPITAL