Vệ sinh “cô bé” đúng cách trong kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng bình thường của chị em có cơ thể khỏe mạnh. Nhưng đến chính kỳ kinh nguyệt lại có thể khiến các chị em mắc bệnh phụ khoa. Bởi đây là thời điểm thích hợp để nhiều loại vi khuẩn có hại phát triển. Lý do là môi trường ẩm và kín. Chính vì vậy vệ sinh vùng kín sao cho đúng vào thời điểm này là vô cùng quan trọng.

Những điều cần quan tâm khi vệ sinh "cô bé" kì kinh nguyệt
Những điều cần quan tâm khi vệ sinh “cô bé” kì kinh nguyệt

Kinh nguyệt là gì ?

Theo ThS.BSCKII. Diêm Thị Thanh Thủy – Trưởng khoa khám Sản khoa tự nguyện, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Kinh nguyệt là chảy máu từ buồng tử cung do bong niêm mạc tử cung ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Kinh nguyệt không phải chỉ có máu mà gồm máu từ niêm mạc, dịch tiết buồng tử cung. Máu hành kinh là một hỗn dịch, hoàn toàn không có nhiễm khuẩn. Nó chỉ nhiễm khuẩn khi phụ nữ vệ sinh không đúng.

Định nghĩa của kinh nguyệt
Định nghĩa của kinh nguyệt

Phụ nữ khi bước vào thời kỳ sinh sản sẽ có vòng kinh đầu tiên. Khi hành kinh bộ phận sinh dục mở ra để máu kinh ra ngoài. Đây cũng là con đường vi khuẩn dễ dàng xâm nhập nếu vệ sinh không đúng.  Lý giải điều này, BS Thủy cho rằng, máu hành kinh không nhiễm khuẩn. Nhưng khi đã tiếp xúc với không khí và môi trường bên ngoài. Máu đó lại trở thành môi trường dễ bị nhiễm khuẩn nhất. Vi khuẩn sẽ đi ngược vào phần phụ của người phụ nữ.

Những lưu ý khi vệ sinh vùng kín

Sử dụng băng vệ sinh và các sản phẩm hỗ trợ khác sao cho đúng?

Hành kinh đem lại không ít phiền toái cho phụ nữ, nên người ta nghĩ ra nhiều biện pháp để phụ nữ tránh được sự phiền toái này, cảm thấy thoải mái trong những kỳ “đèn đỏ”.  Có rất nhiều sản phẩm vệ sinh phụ nữ trong thời kỳ hành kinh như băng vệ sinh, tampon và cốc nguyệt san…

Cần thay băng vệ sinh thường xuyên
Cần thay băng vệ sinh thường xuyên

Theo BS Thủy, nếu sử dụng băng vệ sinh, chị em cần thay rửa vệ sinh khoảng 3-4 tiếng một lần, bởi đây là thời gian để vi khuẩn chưa kị phát triển. Trong khi đó nếu đặt tampon vào âm đạo, nhiều người cho biết họ cảm thấy khô, rát âm đạo vì tampon có cơ chế hút dịch rất mạnh. Mới đây, sự ra đời của cốc nguyệt san lại thêm một lựa chọn cho chị em phụ nữ.

Đối với cốc nguyệt san

BS Thủy lưu ý, với những người ưa thích dùng cốc nguyệt san. Cần chọn một cốc nguyêt san có kích thước vừa với âm đạo. Chỉ những người đã quan hệ tình dục mới nên dùng cốc nguyệt san. Nhiều người lo lắng sử dụng cốc nguyệt san khiến âm đạo bị giãn rộng. Hoặc cốc trôi ngược vào người. BS Thủy cho rằng, điều này không có cơ sở. Bởi âm đạo là bộ phận co giãn rất nhiều. Khi đặt cốc nguyệt san vào âm đạo không đủ để làm giãn âm đạo. Khiến phụ nữ mất cảm giác trong quan hệ vợ chồng. Hơn nữa, khi đặt cốc nguyệt san. Cơ âm đạo sẽ thít lại giữ chặt cốc nguyệt san ở âm đạo.

Những lưu ý đối với cốc nguyệt san
Những lưu ý đối với cốc nguyệt san

Tuy nhiên, BS Thủy khuyên, khi sử dụng cốc nguyệt san. Chị em nên lưu ý chỉ để cốc nguyệt san trong khoảng 6-12 tiếng. Tùy thuộc vào lượng kinh nguyệt nhiều hay ít.  Nên thay cốc nguyệt san mỗi 12 tiếng. Nếu cốc nguyệt san đầy trước thời gian này, cần thay cốc. Trước khi kinh nguyệt bị trào ra ngoài. Việc vệ sinh cốc nguyệt san cũng rất quan trọng. Chị em cần xem kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để vệ sinh đúng cách.

Vệ sinh vùng kín thật sạch khi có kinh nguyệt
“Cô bé” luôn phải thật sạch vào ngày này
  • Mỗi ngày, tùy lượng máu kinh ra nhiều hay ít mà rửa vùng âm hộ, thấm khô và thay băng vệ sinh, tuy nhiên ít nhất phải thay 3 lần/ ngày.
  • Nước dùng để rửa phải là nước sạch. Không được rửa bằng nước ao, nước sông. Mùa lạnh nên rửa bằng nước ấm.
  • Tốt nhất nên rửa dưới vòi nước hoặc dòng nước đang chảy. Không được rửa bằng cách ngân vào chậu.
  • Có thể rửa bằng xà phòng, hoặc dung dịch rửa phụ khoa theo hướng từ trước ra sau (rửa từ âm hộ, tới bẹn, đùi, cuối cùng mới đến hậu môn và mông).
  • Sau khi rửa xong dùng khăn sạch hoặc giấy thấm khô vùng âm hộ, tầng sinh môn.
  • Làm sạch thường xuyên vùng kín, đặc biệt sau những lần đi tiểu và đi ngoài.
Giữ quần lót khô thoáng

Âm đạo sẽ rất dễ bị viêm nhiễm nếu không được giữ sạch sẽ, khô thoáng. Tránh các loại đồ lót bó sát và chất liệu vải dày bí vì nó có thể tạo điều kiện nóng ẩm khiến nấm dễ phát triển, đồng thời gây cảm giác khó chịu vùng kín. Việc giữ cho quần lót khô thoáng giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Từ đó, hạn chế các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Quần lót luôn phải được khô thoáng
Quần lót luôn phải được khô thoáng

Những lưu ý đối với ngày nhạy cảm này

Không rửa tay sạch trước khi thay băng vệ sinh

Bạn có biết, tay chứa hàng ngàn vi khuẩn do tiếp xúc với rất nhiều vật khác nhau nên có thể là nơi truyền vi khuẩn từ bên ngoài vào trong âm đạo và ngược lại, nó cũng là nguy cơ đưa vi khuẩn ra ngoài. Đa số phụ nữ đều nhớ rửa tay sau khi thay băng vệ sinh nhưng lại bỏ qua bước rửa tay trước khi thay băng vệ sinh và làm sạch

Không rửa tay sạch trước khi thay băng vệ sinh
Không rửa tay sạch trước khi thay băng vệ sinh

Không rửa tay sạch trước khi thay băng vệ sinh dẫn đến vi khuẩn tích tụ trong thời gian dài gây ra viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như đe dọa đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì thế, hãy nhớ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi thay băng vệ sinh để tránh những sai lầm không đáng có trong ngày đèn đỏ, cũng như hạn chế tình trạng viêm âm đạo.

Để băng vệ sinh sạch trong phòng tắm

Để băng vệ sinh sạch trong phòng tắm chắc hẳn là thói quen của rất nhiều chị em vì để tiện sử dụng khi cần. Điều này tưởng chừng như rất bình thường nhưng thực sự không tốt đâu nhé! 

Môi trường ẩm ướt trong nhà tắm là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn có hại có thể phát triển và xâm nhập vào các vật dụng, trong đó có cả băng vệ sinh. Và chính điều đó tiềm ẩn nguy cơ có hại cho vùng kín. Đồng thời, để băng vệ sinh trong phòng tắm có thể khiến băng vệ sinh bị ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại tồn tại và sinh sôi. Khi sử dụng băng vệ sinh sạch để trong phòng tắm lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng băng vệ sinh dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo. Bảo quản băng vệ sinh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.

Để băng vệ sinh sạch trong phòng tắm
Để băng vệ sinh sạch trong phòng tắm
Thụt rửa “cô bé” quá mức có thể gây viêm nhiễm phụ khoa

Bạn nghĩ rằng thụt rửa nước vào âm đạo sẽ giúp “cô bé” được sạch sẽ và loại bỏ được vi khuẩn? Thực tế việc dùng vòi xịt nước trực tiếp vào âm đạo không những không giúp “cô bé” sạch sẽ hơn mà vô tình còn đưa vi khuẩn đi sâu vào bên trong. Ngoài ra, điều đó còn vô tình làm loại bỏ những vi khuẩn có lợi cho âm đạo.

Cách giữ sạch “cô bé” tốt nhất là nhẹ nhàng rửa sạch vùng kín bằng nước muối loãng, rửa từ trước ra sau rồi thấm khô bằng giấy vệ sinh được khử trùng, hoặc khăn sạch.

Thụt rửa vùng kín quá mức
Thụt rửa vùng kín quá mức

Mong những chia sẻ trên sẽ có ích cho các chị em. Để từ đó có thể phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa

Có thể bạn quan tâm!

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM

ĐĂNG KÍ KHÁM HIẾM MUỘN